BVTM Kangnam có thực hiện đúng quy trình căng da cho khách hàng trước sự cố tử vong?

Nguyên nhân sự cố tử vong của một nữ khách hàng quốc tịch Mỹ sau căng da có thực sự nằm ở sai phạm trong quy trình phẫu thuật tại Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam?


I. Thông tin về sự cú phốt thẩm mỹ viện Kangnam làm chết người sau khi phẫu thuật căng da

Vụ việc xảy ra hôm 14/10 vừa qua tại Bệnh viện Chợ Rẫy liên quan tới cái chết của khách hàng nữ sau khi thực hiện căng da tại Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam với nguyên do sốc phản vệ đã khiến dư luận xôn xao.


Ngay sau khi thông tin đăng tải, các mũi nhọn truyền thông đồng loạt hướng về phía Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam với những nghi ngờ về các sai sót trong quy trình thực hiện phẫu thuật căng da cho khách hàng nữ nói trên. Tuy nhiên, sự việc này  là rủi ro ngoài ý muốn hay do sự tắc trách của đội ngũ bác sĩ? 

                                                                   Người Phụ nữ tử vong sau khi căng da tại Kangnam

Được biết, Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam là cái tên uy tín trong ngành làm đẹp tại Việt Nam và đứng sau nhiều ca thẩm mỹ thành công cho nhiều ngôi sao nổi tiếng. Đây là địa chỉ thẩm mỹ đã được cấp phép an toàn quy trình thực hiện từ Bộ y tế, trong đó có kĩ thuật căng da trẻ hóa. 


II. Sốc phản vệ, kết luận ban đầu khiến người phụ nữ tử vong tại Kangnam

Tìm hiểu thêm về tỷ lệ tử vong do sốc phản vệ tại các bệnh viện lớn và trên thế giới cho biết mỗi năm . Tuy nhiên, trên thực tế tại các bệnh viện công lập lớn tại Việt Nam và trên Thế giới đều đã ghi nhận hàng loạt trường hợp bệnh nhân tử vong do sốc phản vệ dù đã được kiểm tra kĩ lưỡng trước đó. 

1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng sốc phản vệ


Nguyên nhân có thể do trong quá trình khai báo, người bệnh không thành thật, không phát hiện mình bị dị ứng với các thành phần của thuốc. Đồng thời, sốc phản vệ còn xảy ra ngoài ý muốn do 1 số yếu tố bất thường xảy ra bên trong cơ thể bệnh nhân khi thực hiện phẫu thuật và tiêm thuốc. Trường hợp căng da tử vong tại Kangnam là 1 ví dụ điển hình. 



2. Bệnh viện Kangnam đã làm gì khi phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu sốc phản vệ


Cần phải nhấn mạnh thêm, sau khi tiến hành căng da, bệnh nhân vẫn có tình trạng sức khỏe ổn định, nhịp tim, nhịp thở đều, không có dấu hiệu bất thường. Đến 21 giờ cùng ngày, bệnh nhân mới bắt đầu có dấu hiệu khó thở, da tím tái, suy tim, co giật,... Khi đó, các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu đúng theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ của Bộ y tế để cải thiện tình trạng trước khi chuyển tới cơ sở bệnh viện Chợ Rẫy. 

Tuy nhiên, sau quá trình cấp cứ, bệnh nhân không có chuyển biến tích cực và đã tử vong 3 ngày sau đó và dẫn tới vụ việc đáng tiếc tại Kangnam. Sốc phản vệ được biết là cái chết bất thình lình, không thể tiên liệu trước và lạ biến chứng y khoa không mong muốn. 

Theo GS.Nguyễn Năng An - Chủ nhiệm khoa Dị ứng bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ tử vong do nguyên nhân sốc phản vệ ở Việt Nam đạt con số 8,5/1.000.000 trường hợp, cao gần 2 lần so với các nước có nền y học phát triển. 

Sốc phản vệ được biết tới với nguyên nhân chủ yếu là do thuốc, thức ăn, bị côn trùng cắn,... Đây là những yếu tố do cơ địa, quả thực rất khó để các bác sĩ và bệnh nhân có thể lường trước khi thực hiện phẫu thuật hoặc trong quá trình tiêm thuốc vào cơ thể. 



                                                      Sốc phản vệ do nhiều nguyên nhân gây ra, khó kiểm soát 


Quá trình diễn ra sốc phản vệ rất nhanh, có thể là ngay sau khi tiêm thuốc hoặc 30 phút sau thực hiện. Tuy nhiên, đặc điểm chung của biến chứng y khoa trên đều dẫn tới tình trạng cơ thể người bệnh nổi bông tím, co giật, mất nhận thức, chết não, ngưng tim,... 

Để phòng tránh những rủi ro không mong muốn đòi hỏi bệnh nhân phải khai báo thành thật tiền sử bệnh lý, dị ứng, tên thuốc đã sử dụng trong thời gian gần nhất. Đồng thời, bác sĩ phải thực hiện đúng quy trình an toàn của Bộ y tế: kiểm tra phản ứng sốc phản vệ cho người bệnh.

III. Quy trình căng da tại thẩm mỹ viện Kangnam



Căng da tại Kangnam được các bác sĩ tiến hành cho khách hàng dựa trên tiêu chí an toàn, đảm bảo chất lượng và hạn chế mọi rủi ro xuống mức thấp nhất có thể.


Vụ việc khách hàng nữ lớn tuổi tới Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam yêu cầu thực hiện căng da với mong muốn cải thiện toàn bộ những vấn đề da chảy xệ, nhăn nheo nhiều. Theo ghi nhận, các quy trình được thực hiện như sau: 



Bước 1: Thăm khám với bác sĩ tại viện. 

Bước 2: Tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát, đo huyết áp, xét nghiệm máu, nước tiểu. 

Bước 3: Thử phản xạ với thuốc để phòng chống tối đa sốc phản vệ trong quá trình thực hiện. 

Bước 4: Khử trùng và tiến hành phẫu thuật. 

Bước 5: Chăm sóc hậu phẫu. 

Quy trình trên đã được nhất quán và chuẩn hóa tại cả Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam dành cho mọi khách hàng tới đây và thực hiện phẫu thuật.

Có thể nói, vụ việc tử vong vừa qua xảy ra ở Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam là rủi ro không mong muốn từ phía bác sĩ và cơ sở. Kangnam vẫn đang tích cực hợp tác điều tra với cơ quan chức năng để giải quyết với các bên liên quan về sự cố trên.